13Tháng 11
Các lỗi bê tông thường gặp và cách phòng ngừa
1.BÊ TÔNG, VỮA BỊ NỨT MẶT SAU KHI ĐỔ (NỨT DO CO DẺO)
Hiện tượng:
Các vết nứt nhỏ trên xuất hiện trên bề mặt bê tông sau khi đổ vài giờ.
Nguyên nhân:
• Do bề mặt bê tông, vữa bị khô nhanh gây co ngót (Ví dụ: Trong điều kiện nhiệt độ cao và/hoặc hanh khô, hay khô ẩm luân phiên, hoặc gió mạnh).
• Do cát quá mịn hay vật liệu bị lẫn nhiều tạp chất. • Do cấp phối sử dụng không đúng yêu cầu kỹ thuật.
Phòng ngừa:
• Lựa chọn cấp phối đúng yêu cầu kỹ thuật.
• Lựa chọn vật liệu sạch: cát, đá, nước không bị lẫn tạp chất.
• Hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông đúng cách (che phủ, tưới nước,…)
2.BÊ TÔNG, VỮA CHẬM ĐÓNG RẮN, CƯỜNG ĐỘ THẤP.
Hiện tượng:
Bê tông, vữa được đổ sau 1 – 2 ngày nhưng cường độ vẫn yếu, mềm cảm nhận được.
Nguyên nhân:
• Cát quá mịn hay vật liệu bị lẫn nhiều tạp chất.
• Vị trí bê tông, vữa yếu bị lẫn quá nhiều nước do trộn không đúng kỹ thuật độ sụt quá cao hoặc vữa quá dư nước.
• Đầm dùi không đủ hay đầm quá kỹ gây tách nước phân tầng bê tông.
• Vị trí bê tông yếu bị lẫn nhiều mẻ bê tông khác nhau.
• Bê tông bị mất nước do bảo dưỡng không tốt.
• Có thể do dùng phụ gia hóa học quá định mức.
• Chậm đóng rắn có thể do nhiệt độ môi trường rất thấp.
Phòng ngừa:
• Lựa chọn vật liệu sạch: cát, đá, nước không bị lẫn tạp chất.
• Chú ý công tác trộn, đầm, đổ, hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông đúng cách.
• Cần tiếp tục che phủ và dưỡng ẩm bê tông qua 7 ngày liên tục.
• Khi sử dụng phụ gia hóa học phải tham khảo kỹ hưỡng dẫn của nhà sản xuất phụ gia và trộn bê tông kỹ hơn.
3.BÊ TÔNG BỊ LỚP BỤI TRÊN BỀ MẶT
Hiện tượng:
Có một lớp bột trên bề mặt bê tông dễ dàng dính tay khi quệt vào.
Nguyên nhân:
• Bảo dưỡng không đúng, hay bề mặt bị khô quá nhanh.
• Bản thân bê tông quá yếu do yếu tố kỹ thuật không được đảm bảo, chịu mài mòn kém.
• Hoàn thiện bề mặt quá sớm, trước khi bê tông se mặt. Hoặc hoàn thiện bê tông dưới trời mưa.
Phòng ngừa:
• Với điều kiện khắc nghiệt, nên sử dụng bê tông có cường độ cao hơn.
• Đợi bê tông se mặt trước khi làm mặt, hoặc quét nước mặt khi thời tiết lạnh. Bảo dưỡng đúng cách.
• Bảo vệ bê tông tránh bị khô quá nhanh trong thời tiết nóng và gió.
4.BÊ TÔNG CÓ MÀU SẮC THAY ĐỔI
Hiện tượng:
có những mảng màu đậm nhạt khác nhau trên bề mặt bê tông.
Nguyên nhân:
• Điều kiện bảo dưỡng bê tông không đồng đều trên bề mặt bê tông.
• Sử dụng các loại xi măng khác nhau để làm khô bề mặt khi hoàn thiện.
• Cát, đá bẩn: sau khi đầm bê tông các chất bẩn nổi lên và dồn lại tạo các vệt màu.
Phòng ngừa:
• Lựa chọn vật liệu sạch: cát, đá, nước không bị lẫn tạp chất.
• Sử dụng một loại bê tông khi đổ, đầm và hoàn thiện, và giữ cho bê tông đều ẩm.
• Không sử dụng xi măng làm khô bề mặt.
• Sử dụng vật liệu sạch.
5. BÊ TÔNG CÓ BỀ MẶT BỊ RỔ
Hiện tượng:
cốt liệu lớn (đá, sỏi) xuất hiện quá nhiều trên bề mặt.
Nguyên nhân:
• Hỗn hợp bê tông nghèo, không đủ cốt liệu mịn.
• Lèn chặt kém, phân tầng trong suốt quá trình đổ bê tông.
• Dò vữa qua ván khuôn.
Phòng ngừa:
• Sử dụng cấp phối tốt hơn.
• Cẩn thận trong quá trình đổ để tránh phân tầng.
• Lèn chặt bê tông đúng cách.
• Ván khuôn kín nước tốt.